Gạo lứt huyết rồng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Vậy thì người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không? Và nếu ăn được thì họ nên ăn bao nhiêu một ngày? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Gạo Hoàng Giao giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt huyết rồng
Khác với gạo trắng được xay xát kỹ để loại bỏ lớp vỏ cứng, gạo lứt huyết rồng chỉ trải qua quá trình xay xát nhẹ để giữ được hoàn toàn lớp cám bao quanh hạt gạo. Chính vì vậy mà vỏ ngoài của hạt gạo lứt huyết rồng sẽ có màu nâu đỏ đặc trưng.
Gạo lứt huyết rồng chứa dồi dào các chất dinh dưỡng rất tốt cho cho sức khỏe con người như chất xơ, chất béo, chất đạm, tinh bột và các vitamin, khoáng chất thiết yếu như magie, canxi, kali, sắt, kẽm, photpho,…
Trong đó:
- Vitamin, chất xơ, tinh bột và chất đạm có chức năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể và bồi bổ sức khỏe. Những chất này đặc biệt cần thiết đối với những người đang bị đuối sức, suy nhược cơ thể hoặc trẻ em cần được bổ sung chất dinh dưỡng để phát triển.
- Gạo lứt huyết rồng còn chứa lượng lớn chất xơ và omega. Đồng thời, hàm lượng đường có trong gạo cũng thấp. Do đó, gạo lứt huyết rồng rất phù hợp đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ung thư hoặc người đang ăn kiêng.
- Lớp cám gạo màu nâu đỏ có khả năng chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate thành nguồn năng lượng để duy trì hoạt động cho cơ thể. Bên cạnh đó, gạo lứt huyết rồng còn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch,…
2. Giải đáp người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không?
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Với giá trị dinh dưỡng cao như thế, vậy người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng hay không? Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại gạo lứt nói chung, bao gồm cả gạo lứt huyết rồng sẽ thường có chỉ số đường huyết GI ở mức trung bình hoặc thấp. Do đó mà gạo lứt huyết rồng là loại thực phẩm cực kỳ phù hợp đối với những người bị tiểu đường, nhất là dạng tiểu đường type 2.
>> Xem thêm: Gạo lứt huyết rồng có giảm cân không?
3. Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu gạo lứt một ngày?
Lượng gạo lứt huyết rồng mà người tiểu đường nên ăn trong ngày sẽ phụ thuộc vào mức cân nặng, nhu cầu và mức độ kiểm soát đường huyết của riêng từng người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thì bệnh nhân tiểu đường nên giới hạn lượng carbohydrate hàng ngày trong khoảng từ 45 – 60g cho mỗi bữa ăn. Và trong 100g gạo lứt huyết rồng thì chứa khoảng 45g carbohydrate, tương đương với nửa chén gạo lứt đã được nấu chín.
Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên tiêu thụ từ ½ đến 1 chén gạo lứt huyết rồng nấu chín (bằng khoảng 100 – 150g) cho một bữa ăn. Ngoài ra, để cho cơ thể có thể nạp đầy đủ dưỡng chất và kiểm soát tốt lượng carbohydrate thì người bệnh cần phải kết hợp ăn gạo lứt với các loại thực phẩm khác như rau xanh, ngũ cốc và các loại hạt.
4. Cách nấu gạo lứt cho người tiểu đường
Cách nấu cơm gạo lứt cho người bị tiểu đường khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Vo gạo lứt huyết rồng trong nước sạch từ 2 – 3 lần.
Bước 2: Ngâm gạo trong nước ấm tối thiểu từ 1 – 2 tiếng để gạo mềm, dễ nấu. Nếu bạn nấu gạo lứt kết hợp với các loại đậu hay yến mạch thì nên ngâm tất cả cùng lúc để nấu chung với gạo lứt.
Bước 3: Đổ nước để nấu cơm theo tỷ lệ nước với gạo là 2:1. Tỷ lệ này được tính dựa theo lượng gạo lứt huyết rồng trước khi ngâm. Bởi sau khi ngâm thì gạo sẽ bị nở nhiều nên nếu bạn đổ nước nấu mà không dựa vào lượng gạo ban đầu thì cơm sẽ bị nhão.
Bước 4: Bạn nên cho một ít muối vào nồi cơm rồi cắm điện, bật nút nấu. Khi nồi cơm chuyển sang chế độ hâm nóng thì bạn đợi thêm khoảng 15 – 30 phút để cơm chín mềm rồi mới xới cơm và dùng bữa.
>> Xem thêm: Bột gạo lứt huyết rồng tốt cho sức khỏe
5. Một số điều cần lưu ý khi ăn gạo lứt huyết rồng đối với người bị tiểu đường
Gạo lứt huyết rồng là loại thực phẩm rất tốt đối với người bị tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo quá trình điều trị bệnh tiểu đường không bị ảnh hưởng:
- Người bệnh tiểu đường cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng ăn gạo lứt huyết rồng sẽ phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
- Bệnh nhân cần theo dõi chỉ số đường huyết và lượng carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo đường huyết không bị tăng đột ngột.
- Gạo lứt huyết rồng có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như sữa gạo lứt, mì gạo lứt, phở gạo lứt, cơm cuộn gạo lứt,…
- Người bệnh nên kết hợp ăn gạo lứt huyết rồng với thịt, cá, rau, củ, quả,… để có chế độ ăn cân đối, nạp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
- Cơ thể mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau khi tiếp nạp gạo lứt huyết rồng. Do đó, bệnh nhân cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể để có thể điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
Kết luận
Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gạo lứt huyết rồng có chỉ số đường huyết dao động trong khoảng từ 56 – 69. Chỉ số này được xem là mức đường huyết trung bình và ổn định đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, nếu người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt huyết rồng đúng cách thì sẽ kiểm soát được tốt lượng đường nạp vào cơ thể.
Liên hệ