Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng và cách gói bánh chưng vừa đẹp vừa vô cùng đơn giản ngay tại nhà. Xem ngay!
Tết đến xuân về là dịp để mọi người quây quần bên nhau và cùng nấu một nồi bánh chưng thơm lừng trên bếp lửa hồng. Những chiếc bánh chưng được làm ra vừa phải đẹp mắt vừa phải giữ đúng hương vị truyền thống. Hãy cùng với Gạo Hoàng Giao chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm bánh chưng và tìm hiểu cách gói bánh gây ấn tượng với người khác nhé!
I. Bánh chưng là gì?
Trước khi bắt tay vào chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng thì bạn cũng nên biết đôi nét về loại bánh này. Về cơ bản, bánh chưng là một loại bánh truyền thống của đất nước và nó đã có nguồn gốc từ thời Vua Hùng thứ 6. Loại bánh này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người dân Việt Nam.
Bánh chưng có hình dạng vuông vức với 4 cạnh đều nhau, có màu xanh mướt do được gói lại bằng lá chuối hoặc lá dong và cố định bằng sợi lạt. Lớp vỏ bánh chưng được làm từ gạo nếp – loại gạo có đặc tính dẻo mềm cao. Còn phần nhân bên trong thường sẽ là nhiều loại nguyên liệu như là thịt heo, đậu xanh và một số nguyên liệu khác.
II. Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết
Có thể nói, bánh chưng được xem là linh hồn không thể thiếu được trong những ngày Tết truyền thống của nước ta. Về lý thuyết, loại bánh này chính là đại diện cho mặt đất cùng với tất cả cây cỏ, muông thú và cuộc sống của người dân. Đồng thời nó còn mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt khác mà có thể bạn chưa biết.
Khi bắt đầu một năm mới, người dân thường ta thường gói những chiếc bánh chưng chỉn chu là để cảm tạ trời đất đã giúp cho họ có một mùa màn bội thu. Từ đó mà họ mới có được cuộc sống ấm no và đủ đầy hơn. Ngoài ra thì bánh chưng còn là chiếc bánh thể hiện tình hiểu thảo của những đứa con đối với ông bà cha mẹ cũng như tổ tiên của mình vào những dịp xuân về.
III. Các nguyên liệu làm bánh chưng cần chuẩn bị
Trên thực tế, để làm ra được một phần bánh chưng thơm ngon và chuẩn vị thì không hề dễ dàng. Bạn cần phải chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng thật tươi mới và biết cách gói bánh cho thật chặt là được.
- Lá chuối hoặc lá dong: dùng để làm phần vỏ bánh, giúp cho chiếc bánh bên trong thành hình vuông cố định, không bị rơi nhân ra ngoài trong quá trình gói.
- Sợi lạt: Cố định chiếc bánh, đảm bảo cho phần bánh và nhân chặt chẽ, không bể khi nấu.
- Gạo nếp: đây là nguyên liệu chính làm bánh chưng, giúp cho phần vỏ bánh dẻo mềm khi nấu chín.
- Đậu xanh: đây là một trong số các loại nguyên liệu làm bánh chưng không thể thiếu, giúp cho bánh có vị béo và ngọt.
- Thịt lợn: Nguyên liệu để làm nhân bánh, tạo ra độ mềm, dai khi ăn.
Những nguyên liệu làm bánh chưng trên đây đều vô cùng đơn giản nhưng chúng lại góp phần tạo nên hương vị rất đặc biệt, đậm đà nét văn hóa Việt. Tuy nhiên, khi mua các loại nguyên liệu trên thì bạn hãy lựa chỗ bán uy tín, tươi sạch thì bánh chưng làm ra mới thơm ngon nhé!
IV. Một vài lưu ý khi chọn nguyên liệu làm bánh chưng
Như đã nói, chọn nguyên liệu và cách làm bánh chưng là hai quá trình góp phần tạo nên một chiếc bánh ngon chuẩn vị để ăn trong những ngày Tết. Song việc chọn nguyên liệu để làm bánh chưng là điều quan trọng nhất mà bạn cần phải chú ý nhất. Nếu không cẩn thận trong việc chọn nguyên liệu thì sẽ khiến cho bánh mất đi hương vị vốn có của bánh.
Chính vì lẽ đó, trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Chọn gạo nếp có độ dẻo mềm cao chẳng hạn như gạo nếp cái hoa vàng. Loại gạo nếp này có hình dạng to tròn, đều đặn nên sẽ cho ra lớp bánh rất dẻo thơm. Song song đó, bạn hãy tìm đến các đại lý bán gạo uy tín như Gạo Hoàng Giao để đảm bảo mua được gạo không pha tạp chất.
- Chọn lá dong hoặc lá chuối không quá non nhưng cũng đừng quá già. Việc này vừa giúp cho việc gói bánh dễ dàng hơn và làm cho bánh có một mùi hương đặc biệt. Hãy ước chừng trước số lượng bánh cần làm và mua cho phù hợp.
- Chọn sợi lạt gói bánh thì nên chọn lạt giang vì nó mềm, mỏng nhưng khá dẻo và chắc chắn.
- Mua đậu xanh thì hãy chọn loại có ruột vàng, có hạt mẩy và tròn để bánh có vị bùi béo.
- Mua thịt heo thì hãy chọn mua thịt vừa có nạc vừa có mỡ như ba rọi. Đảm bảo thịt phải tươi, mới ở các cửa hàng bán thịt heo sạch để đảm bảo bánh vừa ngon mà vẫn đảm bảo ATVSTP.
V. Chi tiết cách làm bánh chưng ngày Tết dẻo thơm
Sau khi đã biết bánh chưng được làm từ những nguyên liệu gì thì bạn hãy cùng bắt tay vào làm món ăn truyền thống này cùng với Gạo Hoàng Giao nhé!
Sơ chế nguyên liệu làm bánh chưng
- Ngâm gạo nếp trong nước lạnh từ 6-8 tiếng hoặc để qua đêm. Sau đó thì đem gạo đã ngâm vo sạch và bóp chung với một chút muối hạt.
- Ngâm đậu xanh khoảng 2 tiếng trong nước lạnh. Sau đó vo sạch và cho vào trong nồi nấu chung với một chút muối. Khi đậu đã chín thì vớt ra và đem đánh cho nhuyễn mịn và vo thành viên to bằng nắm tay.
- Thịt ba rọi đem rửa sạch với nước nhiều lần để loại bỏ tạp chất. Sau đó thì thái thành từng lát có độ dày khoảng 1-2cm và dài chừng 5-6cm. Tiếp theo là cho vào tô, ướp thêm một chút gia vị như tiêu, muối.
- Đem lá dong/lá chuối rửa sạch với nước rồi dùng khăn lau khô. Tiếp đó là dùng dao cắt dọc theo sống lá. Chú ý là không được cắt sâu để lá không bị rách.
- Cho thêm một ít lá riềng giã nhỏ vào gạo nếp để khi chín thì bánh sẽ có màu rất tươi và bắt mắt.
Cách gói bánh chưng
Chuẩn bị xong xuôi các nguyên liệu làm bánh chưng xong thì chúng ta sẽ bắt đầu gói bánh. Bạn hãy thực hiện theo quy trình mà Gạo Hoàng Giao hướng dẫn dưới đây để có được những chiếc bánh vừa đẹp vừa ngon để dùng trong ngày lễ Tết.
- Đầu tiên, bạn hãy xếp sợi lạt theo hình chữ nhật và đặt chúng ở dưới khuôn bánh.
- Kế tiếp là xếp các lá dong/lá chuối đã chuẩn bị vào cho cho nó thành các cạnh của hình chữ nhật trong khuôn bánh. Hãy đặt bề mặt có màu xanh đậm vào trong, còn phần nhạt màu ở bên ngoài.
- Tiếp theo là múc đầy một chén gạo nếp và cho vào trong khuôn bánh, hãy ấn và dàn đều gạo ra khắp khuôn.
- Sau đó thì rải lên trên đậu xanh, 1 miếng thịt ba chỉ heo và thêm 1 lớp đậu xanh để phủ kín miếng thịt.
- Tiếp tục lấy thêm gạo nếp rải lên trên phần đậu. Bạn nên dùng tay và ấn nhẹ gạo ở những phần góc cũng như mặt bánh sao cho gạo được nén chặt.
- Kế đó là gập những phần lá còn thừa ở ngoài lại, những phần dư thì có thể cắt bỏ.
- Tiếp theo là dùng tay trái giữ cho phần lá không bị bung ra, còn tay phải thì lấy khuôn bánh đeo vào bên tay trái, nên làm từ từ để tránh cho bánh bị bung.
- Sau đó thì bạn hãy giữ chặt phần lá và kéo phần khuôn ra khỏi tay, sử dụng hai đầu dây lạt cột chặt bánh lại.
- Cuối cùng là sử dụng thêm nhiều sợi lạt để cột lại bánh cho chắc chắn hơn.
Cách luộc bánh chưng
- Chuẩn bị nồi lớn, sắp bánh chưng theo chiều dọc và đổ nước cho ngập bánh.
- Nấu liên tục trong vòng 8 tiếng đồng hồ
- Quan sát nồi bánh liên tục, nếu thấy nước cạn thì phải châm thêm nước vào ngay.
- Sau khi luộc xong thì vớt bánh ra và rửa sạch trong nước rồi để cho ráo.
- Sắp xếp bánh thành nhiều lớp và dùng một vật nặng đè lên trên để có thể loại bỏ hết phần nước thừa bên trong. Đồng thời cũng giúp cho bánh phẳng và chắc mịn hơn.
Xem thêm: Bật mí cách làm cơm rượu 3 miền chuẩn vị ngay tại nhà
VII. Một vài lưu ý khi gói bánh chưng
Có thể nói, nguyên liệu và cách làm bánh chưng đều đã được Gạo Hoàng Giao chia sẻ rất chi tiết trong các mục bên trên. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nhắc nhở thêm với các bạn một vài lưu ý nhỏ trong quá trình gói bánh. Đó là:
- Luôn phải chọn nguyên liệu làm bánh chưng tươi ngon thì thành phẩm làm ra mới dẻo mềm, chuẩn vị.
- Lúc gói bánh thì phải xếp lá ngay ngắn, gói cho chặt tay thì bánh mới không bung bét trong lúc nấu.
- Hạn chế cho quá nhiều hoặc quá ít nhân khiến cho bánh bị mất cân đối, kém thẩm mỹ.
VIII. Mẹo vặt giúp bảo quản bánh chưng được lâu
Thực tế, mỗi khi nấu bánh chưng thì người ta sẽ chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng rất nhiều, nên số lượng bánh làm ra cũng rất lớn. Vậy nên việc bảo quản bánh không bị hư cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm ngoài việc lựa chọn nguyên liệu và cách làm bánh chưng. Bạn có thể áp dụng thử những mẹo vặt dưới đây để bảo quản bánh chưng ngày Tết:
- Để bánh trong ngăn mát tủ lạnh nếu số lượng ít và có thể dùng hết trong tuần.
- Để bánh trong ngăn đông của tủ lạnh nếu số lượng lớn và không thể nào dùng hết trong vòng 1 tháng.
- Đem bánh đi hút chân không và để vào trong tủ lạnh thì có thể để được đến 20 ngày.
Những thông tin về các loại nguyên liệu làm bánh chưng cũng như cách làm món bánh thơm ngon này đều đã được Gạo Hoàng Giao chia sẻ rất chi tiết trong bài viết này. Hy vọng các bạn sẽ tự tay chuẩn bị nguyên liệu thật tươi và gói ra được những chiếc bánh chưng thật ngon để đón cái Tết ấm no nhất nhé!