Bật mí cách nấu gạo nếp cẩm cực kỳ đơn giản bằng nồi cơm điện tại nhà, đảm bảo cơm dẻo dai, mềm ẩm sau khi chín. Xem ngay!
Nếu chỉ ra một loại gạo có độ dẻo cao, nhiều tinh bột, giàu dinh dưỡng và có tính ứng dụng cao thì không thể bỏ qua gạo nếp cẩm. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng loại gạo này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Gạo Hoàng Giao sẽ hướng dẫn bạn thật chi tiết cách nấu gạo nếp cẩm tại nhà bằng nồi cơm điện. Cùng theo dõi nhé!
I. Tổng quan về gạo nếp cẩm
Trước khi tìm hiểu gạo nếp cẩm nấu thế nào thì bạn cũng nên bổ sung một vài thông tin cơ bản về loại gạo này ngay dưới đây.
1. Gạo nếp cẩm là gì?
Gạo nếp cẩm là một loại gạo thuộc họ nhà gạo nếp với đặc tính là cho ra những phần cơm có độ dẻo vô cùng cao. Có thể bạn chưa biết, gạo nếp cẩm có một cái tên khoa học bằng tiếng Anh rất dài, đó là Oryza Rufipogon. Nhìn chung, loại gạo nếp này có rất nhiều ưu điểm nổi bật mà ít loại gạo nếp nào có được, đó là:
- Có màu tím than sẫm vô cùng đặc biệt, phần bụng hơi ngả vàng.
- Hạt gạo đầy đặn và căng tròn.
- Hạt gạo có kích thước to nhưng ngắn.
- Có mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ.
- Độ dẻo cao ( hoạt chất amilopectin chiếm đến 90%), các hạt cơm dính vào nhau.
- Có vị ngọt đậm đà, mềm ẩm khi ăn vào trong miệng.
- Khi nấu cần đổ nhiều nước để hạt gạo nở bung đều.
Xem thêm: Gạo lứt đen có phải gạo nếp cẩm hay không?
2. Xuất xứ của gạo nếp cẩm
Về cơ bản, gạo nếp cẩm được thu hoạch sau khoảng 100-115 ngày gieo trồng giống lúa nếp cẩm với nhiều đặc tính nổi trội. Chẳng hạn như thân lúa cao khỏe, cứng cáp, ít bị sâu bệnh, năng suất lúa đều đặn,….
Theo các thông tin về loại gạo này thì nó đã có nguồn gốc từ thời xa xưa, xuất hiện lần đầu là tại một tỉnh của Trung Quốc. Song sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu thì nó đã được du nhập về Việt Nam để canh tác. Loại gạo này thường chỉ thích ứng với khí hậu mát mẻ, nên được trồng nhiều ở các tỉnh như Ninh Bình, Hà Giang, Thái Bình và một số miền núi ở khu vực Tây Bắc.
3. Thành phần dinh dưỡng
Có lẽ ngoài việc tò mò cách nấu gạo nếp cẩm thơm ngon dẻo mềm thì người tiêu dùng cũng rất thắc mắc về giá trị dinh dưỡng của loại gạo này. Trên thực tế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá gạo nếp cẩm là loại thực phẩm bổ dưỡng. Bởi vì nó chứa những hoạt chất vô cùng có lợi cho sức khỏe của người dùng.
Trong 100g gạo nếp cẩm sẽ có giá trị dinh dưỡng như sau:
Hoạt chất dinh dưỡng | Giá trị |
Năng lượng | 160kcal |
Lượng carbs | 34g |
Lipit | 5g |
Protein | 5g |
Gluxit | 2g |
Đường | 1g |
Ngoài các thành phần trên đây thì trong gạo nếp cẩm còn chứa một số loại chất khoáng như là sắt, kẽm, magie, canxi, v.v. Bên cạnh đó còn có các loại vitamin nhóm A, nhóm B và nhóm C với hàm lượng không thấp.
Nếu bạn biết cách nấu gạo nếp cẩm ngon và dùng chúng có liều lượng thì sẽ góp phần cải thiện sức khỏe một cách toàn diện. Chẳng hạn như chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, bổ trợ cho phần mắt, hệ thống đường ruột,….
Xem thêm: Bí quyết phân biệt gạo lứt và gạo nếp cẩm
II. Nguyên liệu nấu nếp cẩm dẻo thơm
Về cơ bản, trước khi bắt tay vào học cách nấu gạo nếp cẩm bằng nồi cơm điện thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản. Bạn hãy ghi chú lại nhanh các vật liệu cần có mà Gạo Hoàng Giao chia sẻ để lúc nấu dễ dàng và đơn giản hơn.
- 300g gạo nếp cẩm: Khi mua gạo thì phải ưu tiên các cửa hàng hoặc đại lý đáng tin cậy, đảm bảo gạo tươi mới, không bị mốc thì phần cơm mới dẻo thơm.
- 50g nước cốt dừa: Sử dụng nước cốt dừa sau khi nấu gạo nếp cẩm, giúp gia tăng thêm hương vị cho món ăn. Bạn có thể mua nước cốt tươi ngoài chợ hoặc các sản phẩm nước cốt dừa trong siêu thị cung cấp.
- Gia vị: 1 muỗng đường và ½ muỗng muối để hương vị của phần gạo nếp khi chín thêm đậm đà hơn.
- Nước lọc: chuẩn bị phần nước sạch lớn từ 150-200ml để nấu gạo.
- Nồi cơm điện để nấu gạo nếp cẩm.
III. Hướng dẫn cách nấu gạo nếp cẩm bằng nồi cơm điện
Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các loại nguyên liệu mà Gạo Hoàng Giao vừa đề cập thì hãy bắt tay vào bếp để học cách nấu gạo nếp cẩm với nồi cơm điện. Quy trình nấu sẽ gồm 3 bước, đó là sơ chế, nấu và thưởng thức.
1. Sơ chế gạo
- Đầu tiên, bạn cần phải đem gạo nếp cẩm đi vo sạch với nước để loại bỏ hết các cặn bã và bụi bẩn còn sót lại. Thực hiện tầm 2-3 lần để tránh mất chất dinh dưỡng.
- Tiếp theo là đem phần gạo đã vo sạch đi ngâm nước để các hạt gạo trở nên mềm hơn. Có 2 cách ngâm gạo mà bạn có thể làm theo:
- Ngâm gạo nếp cẩm bằng nước ấm trong khoảng 4 giờ đồng hồ, lưu ý là nhiệt độ nước sẽ tầm 50-60 độ.
- Ngâm gạo nếp cẩm bằng nước lạnh trong khoảng 6 giờ đồng hồ.
- Cách nửa tiếng thì thay nước ngâm 1 lần để đảm bảo phần gạo trở nên mềm, giúp quá trình nấu dễ dàng hơn.
- Cuối cùng là hết thời gian ngâm gạo thì chắt hết nước và rửa sạch gạo lần nữa.
2. Cách nấu gạo nếp cẩm ngon
- Trước tiên, bạn sẽ đem phần gạo đã sơ chế xong đổ vào trong nồi cơm điện.
- Tiếp theo, đổ thêm nước sạch vào, lưu ý là mức nước cần phải xấp xỉ bề mặt gạo hoặc hơn một chút.
- Kế đó là đổ thêm phần nước cốt dừa đã chuẩn bị.
- Sau đó thì cho thêm muối và đường vào rồi trộn hỗn hợp cho đều tay.
Ngày nay, có hai loại nồi cơm điện, đó là nồi cơm điện từ và nồi cơm điện cơ nên cách nấu sẽ có sự khác biệt một chút. Cụ thể hơn là:
Cách nấu gạo nếp cẩm bằng nồi cơm điện tử
- B1: Nhấn nút “Function” -> chọn “Nấu chậm”
- B2: Nhấn nút “Taste” -> chọn “ Chewy”
- B3: Nhấn nút “Rice type option” -> chọn “ Fragrant Rice”
- B4: Nhấn nút “Start”
- B5: Nhấn “Warm” sau khi cơm đã chín để ủ cơm.
Cách nấu gạo nếp cẩm bằng nồi cơm điện cơ
- B1: Sau khi cho gạo vào nồi thì đậy nắp lại và nhấn nút “Cook”
- B2: Đợi khi gạo chín thì chuyển sang “Warm” để ủ cơm
- B3: Dùng muỗng hoặc đũa đảo cơm đều tay
- B4: Nấu lần 2 để đảm bảo gạo chín đều.
- B5: Ủ gạo thêm khoảng 15 phút là có thể thưởng thức.
3. Thành phẩm
Gạo nếp cẩm sau khi nấu chín thì hạt gạo nở rất đều, phần cơm không bị khô hoặc nhão quá mức và đặc biệt là có màu tím vô cùng đẹp mắt. Song song đó, vì có sử dụng thêm nước dừa nên phần cơm sẽ có mùi thơm vô cùng dễ chịu. Đồng thời, món ăn cũng có vị ngọt đậm đà, hấp dẫn.
Bạn có thể ăn chung với dừa nạo, đậu xanh hấp, đảm bảo bạn sẽ bất ngờ với độ ngon dẻo của nó. Cách nấu gạo nếp cẩm này phù hợp với nhiều người, từ người già cho đến các bạn nhỏ.
Xem thêm: Mẹo nấu cơm bằng bếp ga đơn giản tại nhà
IV. Mẹo chọn gạo nếp cẩm chất lượng
Nếu bạn đang muốn nấu gạo nếp cẩm thì hãy lưu ý một vài mẹo nhỏ mà Gạo Hoàng Giao chia sẻ sau đây để có được phần cơm dẻo thơm. Đó là:
- Chọn loại gạo nếp cẩm có thân tròn, mẩy, hơi dài, màu tím sẫm toàn thân, còn phần bụng là màu vàng nhạt.
- Tuyệt đối không được chọn loại gạo nếp cẩm có màu sắc lạ, hạt gãy vụn nhiều, bị đổ lông trên bề mặt và có mùi kỳ lạ.
- Ưu tiên mua gạo tại các đại lý uy tín như Gạo Hoàng Giao để đảm bảo gạo sạch, gạo mới, an toàn cho sức khỏe.
Bài viết hôm nay đã chia sẻ rất chi tiết về cách nấu gạo nếp cẩm từ khâu chuẩn bị cho đến cách nấu. Hy vọng các bạn sẽ tự tay nấu được một phần gạo nếp cẩm thơm ngon, dẻo mềm đúng chuẩn ngay tại nhà nhé!