Gạo huyết rồng có phải là gạo lứt không? Đây là một câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Và nếu bạn cũng đang thắc mắc về điều này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Gạo Hoàng Giao để tìm lời giải.

Mục lục

    1. Gạo huyết rồng là gì? Gạo huyết rồng có phải là gạo lứt không?

    Gạo huyết rồng còn có tên gọi khác là “gạo đỏ”. Sở dĩ gạo được người ta đặt cho cái tên là “huyết rồng” là vì hạt gạo có lớp vỏ ngoài mang màu đỏ đặc trưng. Gạo được trồng từ cây lúa sạ thông thường ở các vùng nước ngập sâu của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

    Gạo huyết rồng có phải là gạo lứt không?
    Gạo huyết rồng có phải là gạo lứt không?

    Gạo huyết rồng cũng có màu đỏ giống như màu của gạo lứt đỏ. Vậy thì gạo huyết rồng có phải là gạo lứt không? Thực tế thì gạo huyết rồng không phải là gạo lứt. Trước đó, báo Tuổi Trẻ cũng đã từng lên bài cảnh báo về việc nhiều người ngộ nhận gạo huyết rồng là gạo lứt dẫn đến bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Như đã giới thiệu ở trên, gạo huyết rồng có nguồn gốc từ cây lúa sạ thông thường được trồng chủ yếu ở vùng nước ngập sâu. Trong khi đó, gạo lứt có nguồn gốc từ tất cả những loại gạo trắng thông thường. Để sản xuất ra gạo lứt, người ta sẽ đem lúa đi xay sơ qua để giữ lại lớp vỏ cám bọc bên ngoài hạt thay vì xay xát kỹ để có được lớp vỏ trắng.

    2. So sánh gạo huyết rồng với gạo lứt

    Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Gạo huyết rồng có phải là gạo lứt không?”. Vậy theo bạn thì trong 2 loại gạo này thì loại gạo nào có giá trị dinh dưỡng cao hơn và phù hợp hơn với người bị tiểu đường? Nếu bạn vẫn chưa rõ thì hãy tiếp tục khám phá bài viết dưới đây nào:

    2.1. Giá trị dinh dưỡng

    Bên trong hạt gạo huyết rồng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, acid amin, Folic (vitamin M), phytic,… Đồng thời, gạo còn chứa nhóm vitamin B như B1, B2, B5, B5, B6 và các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, selen, kali, glutathione, magie và natri,…

    Giống như gạo huyết rồng, gạo lứt cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm các chất như chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ và các vitamin cùng khoáng chất như magie, canxi, kali, sắt,…

    2.2. Chỉ số đường huyết

    Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM thì gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết GI cao, đạt 75,1. Do đó mà loại gạo này hoàn toàn không phù hợp đối với những người đang ăn kiêng và bệnh nhân đái tháo đường. Ngược lại, gạo lứt lại có chỉ số đường huyết ở mức thấp hoặc trung bình nên nó là loại thực phẩm rất phù hợp đối với nhóm người kể trên.

    2.3. Đối tượng sử dụng

    Gạo huyết rồng có giá trị dinh dưỡng cao nên hay được chế biến thành bột dinh dưỡng hoặc nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn dặm. Gạo huyết rồng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và những người bị suy nhược cũng nên dùng gạo huyết rồng để bồi bổ cơ thể.

    Cháo gạo huyết rồng
    Cháo gạo huyết rồng

    Tuy nhiên, gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết GI cao nên hoàn toàn không tốt đối với bệnh nhân bị đái tháo đường. Khi ăn cơm gạo đỏ thường xuyên thì người bệnh sẽ bị mất ổn định đường huyết và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

    Trái ngược với gạo huyết rồng thì gạo lứt lại cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng hơn đồng thời có chỉ số GI thấp. Vì vậy mà các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến nghị bệnh nhân béo phì nên sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng và gạo đỏ.

    >> Xem thêm: Gạo lứt huyết rồng có giảm cân không?

    3. Cách phân biệt gạo huyết rồng với gạo lứt

    Để phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt thì bạn cần xem xét 2 đặc điểm sau:

    3.1. Màu sắc

    Cách đơn giản nhất để phân biệt gạo huyết rồng với gạo lứt chính là thông qua quan sát màu sắc. Gạo lứt có hạt màu nâu. Khi bạn bẻ đôi hạt gạo thì sẽ thấy phần lõi hạt bên trong có màu trắng. Trong khi đó, gạo huyết rồng có màu nâu đỏ cả bên ngoài lẫn bên trong hạt.

    Gạo huyết rồng với gạo lứt
    Gạo huyết rồng với gạo lứt

    3.2. Độ dẻo

    Cách thứ hai để phân biệt gạo huyết rồng với gạo lứt chính là kiểm tra độ dẻo. Gạo huyết rồng sẽ có độ dẻo cao hơn gạo lứt. Khi ăn cơm gạo huyết rồng, bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo mềm, hương vị bùi ngọt, thơm ngon. Ngược lại, bạn sẽ cảm thấy sự khô, cứng và có cảm giác nham nháp ở cổ họng khi ăn cơm gạo lứt.

    Kết luận

    Gạo Hoàng Giao hy vọng bài viết “Gạo huyết rồng có phải là gạo lứt không?” sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn. Nếu bạn cần mua gạo huyết rồng hoặc gạo lứt thì hãy liên hệ ngay với Gạo Hoàng Giao qua số hotline/Zalo 035 500 5274 để được nhận mức giá siêu ưu đãi.

    Liên hệ

    Ấp Thới Phước B, xã Thới Tân, Thới Lai, Cần Thơ, Vietnam

    035 500 5274

    gaohoanggiao@gmail.com

    Nhà Máy Gạo Hoàng Giao

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    ZaloHotlineEmailMessenger