Bột làm bánh là nguyên liệu chính rất quan trọng để làm ra những chiếc bánh ngon. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại bột làm bánh và mỗi loại lại mang một đặc điểm và mục đích sử dụng riêng. Và nếu bạn đang không biết nên chọn loại bột nào phù hợp để làm bánh thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết rõ công dụng của 12 loại bột làm bánh nhé.

Mục lục

    1. Các loại bột làm bánh Âu

    Bột làm bánh Âu là chỉ những loại bột được sử dụng trong các công thức làm bánh kiểu châu Âu. Dưới đây là các loại bột làm bánh Âu phổ biến nhất hiện nay:

    1.1. Bột làm bánh bông lan – Bột mì số 8

    Bột làm bánh bông lan còn có tên gọi là “Cake Flour” hoặc là “Bột mì số 8”. Loại bột này được làm hoàn toàn từ bột lúa mì mềm đã được xay mịn và tẩy trắng. Vì vậy mà khi bạn dùng tay chạm vào bột thì sẽ có cảm giác rất êm mịn tay.

    Bột làm bánh bông lan
    Bột làm bánh bông lan

    Bột mì số 8 tuy có hàm lượng tinh bột cao nhưng lại chứa hàm lượng protein thấp chỉ từ 6 – 8%. Và lượng protein càng thấp thì càng cho ra bánh có độ mềm xốp cao. Chính vì vậy mà Cake Flour rất thích hợp để làm ra những chiếc bánh có cấu trúc mềm nhẹ, xốp mịn như bánh cupcake, bánh bông lan,…

    1.2. Bột làm bánh pastry

    Bột làm bánh Pastry cũng được làm hoàn toàn từ bột lúa mì mềm nên bột khá giống với bột bánh bông lan. Chỉ có điều khi sản xuất ra bột Pastry, người ta không đem bột lúa mì mềm đi tẩy trắng như khi làm bột Cake Flour.

    Bột làm bánh Pastry có màu ngà và có hàm lượng protein khá cao, dao động từ 8 – 10%. Loại bột này thường được các đầu bếp sử dụng để làm ra các loại bánh mỏng, mềm, xốp như bánh cookie, bánh tart, bánh muffin, bánh pie,…

    Bánh tart và bánh muffin
    Bánh tart và bánh muffin

    1.3. Bột làm bánh mì – Bột mì số 13

    Bột làm bánh mì (hay còn gọi là “bột mì số 13”) là loại bột được làm hoàn toàn từ bột lúa mì cứng. Hàm lượng protein trong bột dao động từ 12 – 14% nên có hàm lượng gluten khá cao. Vì vậy, bột mì số 13 rất thích hợp để làm ra các loại bánh mì. Khi bạn trộn bột với nước/sữa và nhồi bột đúng kỹ thuật thì bột sẽ dần có tính đàn hồi vì các sợi gluten được hình thành. Nhờ vậy mà bánh mì sẽ trở nên dẻo dai và vô cùng thơm ngon.

    Bột làm bánh mì
    Bột làm bánh mì

    1.4. Bột mì đa dụng – Bột mì số 11

    Bột mì đa dụng (bột mì số 11) hay còn được gọi với tên tiếng anh là Plain Flour hoặc All Purpose Flour. Đây là loại bột được tạo ra từ bột lúa mì cứng kết hợp với bột lúa mì mềm. Bột mì số 11 được dùng phổ biến để làm cho cả bánh Âu và bánh Á.

    Bột mì đa dụng làm bánh bông lan
    Bột mì đa dụng làm bánh bông lan

    Bột mì đa dụng gồm có 2 loại:

    • Loại được tẩy trắng (bleached).
    • Loại không tẩy trắng (unbleached).

    Trong đó, bột mì tẩy trắng đã được qua xử lý bằng phương pháp hóa học hoặc phương pháp tự nhiên nên sẽ có màu trắng hơn bột mì không tẩy. Và bột mì tẩy trắng được dùng phổ biến hơn vì có giá thành rẻ hơn bột mì không tẩy. Cả 2 loại bột mì đa dụng này đều thường được dùng để tạo ra các loại bánh như bánh quy, bánh bông lan, bánh mì,…

    1.5. Bột mì có baking powder – Self-rising flour

    Bột mì có baking powder còn được gọi là bột tây hay self-rising flour. Đây là loại bột mì đã được trộn sẵn bột nở baking powder và muối bột. Hàm lượng protein trong bột dao động khoảng 8,5%. Bột Self-rising flour thường được dùng để sản xuất ra bánh quy, bánh mì. Bạn cần lưu ý khi sử dụng loại bột này để làm bánh thì không có cho thêm muối vì trong bột đã có sẵn một lượng muối nhất định.

    Bột mì có baking powder dùng để làm bánh mì
    Bột mì có baking powder dùng để làm bánh mì

    2. Các loại bột làm bánh Á

    Bột làm bánh Á thường được sử dụng trong các món bánh truyền thống và hiện đại của các nước châu Á. Dưới đây, Gạo Hoàng Giao sẽ giới thiệu các loại bột làm bánh Á được dùng phổ biến nhất hiện nay:

    2.1. Bột gạo

    Bột gạo (tên tiếng anh là “Rice Flour”) là nguyên liệu chính để làm ra nhiều loại bánh của các nước châu Á. Để sản xuất ra bột gạo, người ta sẽ lấy gạo tẻ đem đi xay mịn ra thành bột. Trong đó, gạo Hàm Châu, gạo C10, gạo 504, gạo Sa Mơ là những loại gạo hay được dùng để tạo ra bột gạo. Tại Việt Nam, bột gạo thường được ứng dụng để chế biến ra các loại bánh có kết cấu dẻo mịn như bánh bèo, bánh cuốn, bánh đúc, bánh bò,…

    Bột gạo làm bánh bèo
    Bột gạo làm bánh bèo

    2.2 Bột nếp

    Bột nếp hay còn được gọi với tên tiếng anh là Sticky Rice Flour hoặc Glutinous Rice. Đây là loại bột được tạo ra bằng cách xay mịn các hạt gạo nếp. Bởi vì gạo nếp có đặc tính dẻo và độ kết dính cao nên bột gạo nếp sẽ được dùng để tạo ra những loại bánh có đặc tính tương tự như vậy, ví dụ như bánh ít, bánh nếp, bánh trôi nước,…

    Bột nếp làm bánh ít trần
    Bột nếp làm bánh ít trần

    2.3. Bột nở

    Bột nở cũng là một trong số các loại bột làm bánh được mọi người sử dụng nhiều khi làm bánh Á và Âu. Bột nở có thành phần chính là bột bắp cùng với các loại acid. Loại bột này có chức năng tăng độ nở xốp của bánh, giúp bánh trở nên tơi xốp, nở phồng và không bị xẹp. Cũng bởi vậy mà bột nở thường có mặt trong các công thức làm bánh kem, bánh bông lan, bánh bao,…

    Bột nở làm bánh bao
    Bột nở làm bánh bao

    2.4. Bột năng

    Bột năng hay còn gọi là bột đao hoặc bột sắn. Bột được chế tạo ra từ tinh bột củ sắn hoặc củ mì đã được đem đi xay mịn. Bột năng giúp tạo ra độ sệt cho món ăn nên hay được dùng để làm bánh da lợn, bánh bột lọc, bánh canh,…

    Bột năng làm bánh bột lọc
    Bột năng làm bánh bột lọc

    2.5. Bột khoai tây

    Bột khoai tây (Potato Starch Flour) là bột được làm hoàn toàn từ khoai tây. Bột có tính chất khá giống với bột bắp và bột ngô nhưng lại có giá thành cao hơn nhiều. Bột khoai tây hay được mọi người dùng khi chế biến các món như giò, chả, bánh khoai tây, bánh rán,…

    Bột khoai tây là một trong số các loại bột làm bánh phổ biến
    Bột khoai tây là một trong số các loại bột làm bánh phổ biến

    2.6. Bột sắn dây

    Bột sắn dây là bột được làm từ củ sắn dây. Để chế tạo ra loại bột này, người ta đã sơ chế củ sắn dây rồi đem đi xay nhuyễn với nước. Sau đó họ tiến hành lọc để lắng tinh bột sắn xuống. Cuối cùng thì đem đi phơi khô rồi bẻ thành các miếng nhỏ để thu về bột sắn dây. Bột sắn dây có đặc tính thanh mát, giải nhiệt tốt nên hay được dùng để pha làm nước uống hay nấu chè.

    Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây
    Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây

    3. Các loại bột làm bánh ăn kiêng

    Bên cạnh các loại bột làm bánh Á, Âu thì bạn còn có thể bắt gặp số loại bột mì khác có mặt trong những công thức làm bánh ăn kiêng như:

    • Bột mì nguyên cám (Whole Wheat Flour) được tạo ra từ nguyên hạt lúa mì đã được xay mịn.
    • Bran Flour: là bột được làm ra từ lớp vỏ của hạt lúa mì.
    • Bột lúa mì đen (Rye Flour): là bột được làm từ lúa mạch đen.
    Bánh ăn kiêng
    Bánh ăn kiêng
    • Bột yến mạch (Oat Flour): là bột làm từ hạt yến mạch.
    • Bột tam giác mạch hay bột kiều mạch (Buckwheat Flour): hay được dùng để làm bánh crepe và pancake.
    • Durum Flour (hay còn gọi là “Semolina”): là loại bột thường được dùng để làm ra các loại bánh mì đặc sản của Ý và các món pasta, spaghetti.

    4. Bí kíp chọn bột làm bánh phù hợp

    Để có thể cho ra lò những mẻ bánh thơm ngon hấp dẫn thì bạn cần lựa chọn đúng loại bột làm bánh. Và dưới đây là những bí kíp để bạn có thể chọn được các loại bột làm bánh phù hợp:

    4.1. Chọn bột dựa theo đặc điểm của bánh

    Mỗi loại bột làm bánh sẽ có những đặc tính riêng nên sẽ thích hợp để làm ra những món bánh khác nhau. Do đó, bạn cần lựa chọn loại bột làm bánh phù hợp với món bánh mà bạn muốn làm. Như vậy thì bánh sẽ có hương vị thơm ngon. Đồng thời, bánh sẽ không bị quá nở hay quá khô do chọn sai loại bột.

    4.2. Lưu ý đến hàm lượng protein của bột

    Hàm lượng protein là một điểm vô cùng quan trọng mà bạn cần phải để tâm khi chọn mua bột làm bánh. Bởi hàm lượng protein sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ nở, xốp, mềm cùng với hương vị của bánh. Khi protein trong bột tiếp xúc với nước và kết hợp với thao tác nhào bột của người làm thì sẽ tạo ra sợi gluten. Từ đó tạo ra lỗ khí và độ mềm dẻo cho bánh.

    Đầu bếp nhào bột làm bánh
    Đầu bếp nhào bột làm bánh

    Nếu bột có hàm lượng protein thấp thì dẫn tới gluten thấp nên bánh sẽ có độ nở, xốp, mềm hơn. Và ngược lại, nếu bột có hàm lượng protein cao thì sẽ cho ra món bánh cứng hơn. Vậy nên khi mua bột làm bánh thì bạn cần xem xét thành phần hàm lượng protein được in trên bao bì bột để mua được đúng loại.

    4.3. Mua bột có nguồn gốc rõ ràng

    Để đảm bảo chất lượng của loại bột cũng như độ ngon của món bánh thì khi mua bột, bạn cần lưu ý những điều sau:

    • Mua tại các địa điểm uy tín như cửa hàng, siêu thị,…
    • Kiểm tra kỹ bao bì bột để chắc chắn rằng bao bì kín, không bị hở, rách.
    • Chú ý đến hạn sử dụng được in trên bao bì.

    Gạo Hoàng Giao hy vọng thông qua bài chia sẻ “Tổng hợp các loại bột làm bánh” thì bạn đã biết cách phân biệt và sử dụng từng loại bột kể trên. Chúc bạn thành công làm ra những mẻ bánh thơm ngon hấp dẫn nhé.

    Liên hệ

    Ấp Thới Phước B, xã Thới Tân, Thới Lai, Cần Thơ, Vietnam

    035 500 5274

    gaohoanggiao@gmail.com

    Nhà Máy Gạo Hoàng Giao

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    ZaloHotlineEmailMessenger