Bột gạo là một trong những nguyên liệu chính có mặt trong hầu hết các món bánh truyền thống của Việt Nam. Vậy bột gạo được làm ra như thế nào? Có phải loại gạo nào cũng có thể làm thành bột gạo? Mời các bạn hãy đón đọc bài viết dưới đây để cùng khám phá “cách làm bột gạo” nhé!
1. Nguyên liệu, dụng cụ làm bột gạo
Trước khi học cách làm bột gạo thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ sau:
- 1kg gạo tẻ.
- Muối tinh.
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố hoặc máy xay bột; rây lọc (hoặc vải lọc mịn); thìa; khay hoặc nồi để phơi, sấy bột.
2. Cách chọn mua gạo để làm bột gạo
Để làm ra bột gạo chất lượng và dinh dưỡng cao thì bạn cần chọn mua được loại gạo tẻ ngon. Trong đó, gạo Hàm Châu, gạo Sa Mơ, gạo 504 là những loại gạo thường được các cơ sở chế biến bột chọn dùng để xay ra làm bột gạo. Khi chọn mua gạo làm bột thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chọn gạo có mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ đặc trưng. Nếu bạn ngửi thấy gạo có hương thơm quá nồng nặc thì có khả năng cao là gạo đã bị tẩm hóa chất tạo mùi. Và bạn không nên mua những loại gạo như vậy vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình.
- Gạo mới, ngon, chất lượng tốt thường có hạt chắc mẩy, mang màu trắng tự nhiên, còn nguyên phần phôi trắng và ít hạt bị vỡ, ngả vàng. Bạn không nên mua những loại gạo có hạt trắng sáng bất thường. Vì đây có thể là gạo đã bị xử lý bằng hóa chất để tẩy trắng gạo.
- Cách tốt nhất là bạn nên mua gạo tại các đại lý, siêu thị, cửa hàng và nhà máy bán gạo uy tín. Bởi khi mua tại những cơ sở này, bạn có thể đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng, độ ngon của gạo.
>> Xem thêm: Tổng hợp các loại bột làm bánh
3. Cách làm bột gạo
Dưới đây là cách làm bột gạo đơn giản và đảm bảo chất lượng:
3.1. Ngâm và xay gạo
Dùng tay vo sạch gạo rồi ngâm gạo trong nước từ 6 – 8 tiếng. Sau khi ngâm xong thì bạn vo sơ gạo trong nước thêm khoảng 2 lần nữa.
Cho cỡ ½ chén gạo đã vo cùng với ½ chén nước lọc vào máy xay bột hoặc máy xay sinh tố. Rồi cho máy xay xay ở chế độ cao nhất trong khoảng 10 phút cho đến khi thấy máy xay tạo ra hỗn hợp bột nhuyễn mịn thì tắt máy. Sau đó, bạn cứ tiếp tục xay hết số gạo còn lại theo cách này.
3.2. Lọc bột
Phủ một tấm vải xô hoặc đặt một cái rây lọc lên trên một cái bát. Rồi bạn lọc bột bằng cách đổ từ từ hỗn hợp gạo vừa xay được vào bát. Sau đó, bạn dùng một cái thìa để ép cho kiệt nước của hỗn hợp và cho phần bã gạo vào một cái bát khác.
3.3. Sấy bột
Cho bát đựng xác bã gạo vào nồi chiên không dầu và chọn chế độ sấy với nhiệt độ là 80°C trong vòng 10 phút. Sau đó bạn dùng thìa để đảo đều phần bột. Bạn cứ tiếp tục sấy và đảo bột như vậy thêm khoảng 5 lần để cho bột có thể khô hoàn toàn.
Tại bước này, nếu nhà bạn không có nồi chiên không dầu thì bạn có thể cho phần xác bột trải đều ra một cái khay. Rồi bạn đem khay đi phơi nắng từ 6 – 8 tiếng. Cứ cách 2 tiếng thì bạn đảo bột một lần để cho bột khô hoàn toàn.
Sau khi thu về được phần bột khô thì bạn dùng rây lọc lại bột để cho bột mịn. Đối với phần bột còn trên ray sau khi lọc thì bạn cho bột vào máy xay sinh tố để đi xay lại. Xay ở tốc độ cao nhất trong vòng 5 phút rồi tắt máy. Sau đó, bạn lại dùng rây để lọc lại bột cho bột mịn. Bạn cứ tiếp tục lặp lại 2 bước này cho đến khi lọc hết bột.
3.4. Thành phẩm
Sau khi thực hiện các bước trong hướng dẫn cách làm bột gạo, bạn sẽ thu về được phần bột gạo trắng tinh, rất mịn màng, khô ráo và có mùi thơm nhẹ đặc trưng của gạo. Cách làm bột gạo khá là đơn giản nhưng lại tốn nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, bột gạo do tự tay mình làm thì sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm hơn rất nhiều.
4. Mẹo bảo quản bột gạo
Dưới đây, Gạo Hoàng Giao xin chia sẻ một số bí kíp bảo quản bột gạo tự làm được lâu:
- Cất trữ bột gạo đã khô hoàn toàn vào trong một túi zip hoặc hũ thủy tinh có nắp đậy kín; và cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Với phương pháp này thì bạn có thể bảo quản bột gạo tự làm trong khoảng từ 1 – 2 tháng.
- Ngoài ra, nếu bạn chọn cách cấp đông bột gạo thì có thể bảo quản bột với thời gian lên tới 5 – 6 tháng. Bạn cần lưu ý không nên để bột gạo quá 1 năm vì lúc này gạo đã bị mất hoàn toàn các chất dinh dưỡng.
5. Bột gạo làm bánh gì?
Bột gạo là nguyên liệu rất phổ biến thường được mọi người dùng để làm ra rất nhiều loại bánh truyền thống và hiện đại. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng được làm từ bột gạo:
- Bột gạo làm bánh truyền thống Việt Nam: bánh xèo, bánh cuốn, bánh khọt, bánh bèo, bánh đúc, bánh nậm, bánh tẻ,…
- Bột gạo làm bánh ngọt: bánh bò, bánh ít trần, bánh in,…
- Bột gạo làm bánh hiện đại: bánh gạo chiên giòn, bánh khoai bột gạo, bánh pancake,…
- Bột gạo làm sợi bún, miến, phở,…
Kết luận
Gạo Hoàng Giao hy vọng bài viết “Cách làm bột gạo mịn màng, đơn giản và đảm bảo dinh dưỡng” sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn. Nếu bạn đang tìm gạo ngon để làm bột gạo thì có thể liên hệ nhà máy Gạo Hoàng Giao qua số hotline 035 500 5274 để được tư vấn, chọn mua loại gạo phù hợp.
Liên hệ