Gạo nương tím nổi tiếng với sự dẻo mềm, thơm ngon và đặc biệt là vẻ ngoài màu tím nổi bật, đẹp mắt. Vậy các bạn đã biết rõ về gạo nương tím chưa? Và gạo nương tím có phải gạo lứt không? Nếu chưa biết rõ về loại gạo này thì mời các bạn hãy khám phá ngay trong bài viết dưới đây của Gạo Hoàng Giao.

Mục lục

    1. Gạo nương tím là gì?

    Gạo nương tím là loại gạo tẻ có nguồn gốc đến từ vùng núi Tây Bắc. Vì vậy, gạo còn được nhiều người gọi với cái tên là gạo nương tím Tây Bắc. Ngoài ra, loại gạo này còn được gọi là gạo H’mông. Đó là bởi gạo chủ yếu được trồng bởi những người dân đồng bào H’mông sống ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lào Cai.

    Gạo nương tím có màu tím đặc trưng
    Gạo nương tím có màu tím đặc trưng

    Hạt gạo nương tím có hình dáng nhỏ, dài và có màu tím đặc trưng. Tuy cũng là gạo tẻ nhưng gạo nương tím có hương vị và màu sắc khác hẳn hoàn toàn với các loại gạo tẻ khác. Khi nấu chín gạo nương tím Tây Bắc, bạn sẽ ngửi thấy một mùi thơm dịu nhẹ đang lan tỏa khắp căn bếp. Đặc biệt, bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo mềm và vị ngọt nhẹ đọng lại trên đầu lưỡi khi ăn cơm được nấu từ loại gạo này.

    >> Xem thêm: Gạo lứt đen có phải là gạo nếp không?

    2. Gạo nương tím có phải gạo lứt không?

    Gạo nương tím có màu sắc khá giống với gạo lứt tím than vì đều có màu tím. Chính vì điều này mà nhiều người tiêu dùng thắc mắc không rõ liệu gạo nương tím có phải gạo lứt không? Vậy theo bạn thì gạo nương tím và gạo lứt có phải là một? Nếu bạn vẫn chưa rõ thì hãy cùng Gạo Hoàng Giao đi tìm lời giải ngay trong phần dưới đây.

    Với câu hỏi “gạo nương tím có phải gạo lứt không” thì Gạo Hoàng Giao xin trả lời gạo nương tím không phải là gạo lứt. Bởi gạo lứt là gạo vẫn giữ nguyên được lớp cám gạo và mầm gạo bên trong. Trong khi đó thì gạo nương tím là gạo đã bị người ta bỏ bớt một phần của lớp cám và bị chà xát để mất lớp phôi mầm trên đầu của hạt gạo. Vì vậy mà gạo nương tím còn được xem là gạo xát dối.

    Gạo nương tím và gạo lứt tím than
    Gạo nương tím và gạo lứt tím than

    Bạn có thể hiểu đơn giản là gạo lứt sẽ chứa 100% cám. Gạo xát dối (gạo nương tím) còn giữ lại được 50% – 70% cám. Còn gạo trắng đã bị chà xát không còn lớp cám, tức 0% cám. Và lớp cám bao bọc bên ngoài hạt gạo chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Do đó, dựa trên tỷ lệ cám của từng loại gạo kể trên thì gạo lứt sẽ giàu giá trị dinh dưỡng nhất, tiếp đến là gạo xát dối và cuối cùng là gạo trắng.

    Gạo nương tím Tây Bắc đặc biệt phù hợp đối với những người muốn theo đuổi chế độ ăn healthy nhưng lại cảm thấy gạo lứt khó ăn. Bởi gạo nương tím cung cấp giá trị dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Đồng thời, gạo cũng rất mềm dẻo và dễ ăn hơn gạo lứt.

    3. Bảng so sánh giữa gạo nương tím, gạo lứt tím than và gạo thường

    Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về gạo nương tím, gạo lứt tím than và gạo thường trong bảng dưới đây:

    Tiêu chíGạo lứt tím thanGạo nương tímGạo thường
    Màu sắcMàu tím tự nhiên, có thể đậm hoặc nhạtMàu tím đen hoặc tím than đậmMàu trắng hoặc hơi ngà
    Hương vịHơi thơm, vị nhạtThơm nhẹ, vị bùi và ngọt dịuThơm nhẹ, vị ngọt dịu
    Dinh dưỡngGiàu dinh dưỡng nhấtGiàu dinh dưỡngÍt dinh dưỡng nhất
    Độ mềm dẻoCơm thường cứng và daiCơm dẻo mềm vừa đủCơm mềm dẻo nhưng không bằng độ mềm dẻo của cơm gạo nương tím

    >> Xem thêm: Cách phân biệt gạo lứt và nếp cẩm

    4. Cách nấu gạo nương tím thơm ngon chuẩn vị

    Để nấu được nồi cơm gạo nương tím thơm ngon hấp dẫn thì bạn cần thực hiện những bước sau:

    Bước 1: Vo gạo

    Bạn cần vo gạo nương tím Tây Bắc nhẹ nhàng trong nước từ 1 – 2 lần để lọc sạch bụi bẩn và tạp chất. Trong quá trình vo gạo, bạn nên lưu ý tránh vo gạo quá mạnh tay vì như vậy có thể làm hạt gạo bị vỡ ra và mất đi chất dinh dưỡng.

    Bước 2: Ngâm gạo

    Sau khi đã vo xong gạo thì bạn nên ngâm gạo nương tím Tây Bắc trong nước sạch khoảng từ 30 phút cho đến 1 tiếng. Làm như vậy sẽ khiến các hạt gạo trở nên mềm ra, chín đều và mềm dẻo, thơm ngon hơn khi nấu. Nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian để ngâm gạo thì có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, cơm nấu ra sẽ không được dẻo mềm, thơm ngon như mong đợi.

    Bước 3: Nấu cơm

    • Cho gạo nương tím Tây Bắc đã ngâm vào nồi cơm điện.
    • Đổ nước vào nồi cơm theo tỉ lệ 1 phần gạo là 1 phần nước. Tuy nhiên, nếu bạn thích ăn cơm nương tím dẻo hơn thì có thể đổ thêm một ít nước so với tỉ lệ chuẩn.
    • Đậy nắp nồi cơm và cắm điện, bật nút nấu.
    Gạo nương tím được nấu bằng nồi cơm điện
    Gạo nương tím được nấu bằng nồi cơm điện

    Bước 4: Ủ cơm

    Khi thấy cơm đã chín thì bạn để nồi cơm ở chế độ giữ ấm thêm khoảng 10 – 15 phút. Làm như vậy sẽ giúp cơm dẻo mềm và chín đều hơn. Còn nếu bạn nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang thì hãy đậy kín nắp để ủ nóng cơm trong khoảng 10 phút trước khi dùng bữa.

    5. Các món ăn được làm từ gạo nương tím

    Vì gạo nương tím có độ dẻo cao hơn gạo lứt đồng thời lại giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng. Chính vì vậy mà người tiêu dùng hiện nay thường chuộng sử dụng loại gạo này cho bữa cơm hằng ngày. Ngoài ra, gạo nương tím Tây Bắc còn có thể được dùng để làm cơm cuộn hay bánh gạo.

    Cơm được nấu từ gạo nương tím
    Cơm được nấu từ gạo nương tím

    Kết luận

    Gạo Hoàng Giao hy vọng bài viết “Gạo nương tím có phải gạo lứt không” sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích. Ngoài ra, nếu bạn muốn mua gạo nương tím thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0355 005 274 để được tư vấn rõ hơn.

    Liên hệ

    Ấp Thới Phước B, xã Thới Tân, Thới Lai, Cần Thơ, Vietnam

    035 500 5274

    gaohoanggiao@gmail.com

    Nhà Máy Gạo Hoàng Giao

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    ZaloHotlineEmailMessenger